Môi trường là gì? Một số khái niệm liên quan đến môi trường
Môi trường là gì? Đây là khái niệm nội hàm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Thuật ngữ này khá quen thuộc, song không phải ai cũng hiểu rõ môi trường là gì cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường. Để tìm hiểu chi tiết về chủ đề môi trường, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Môi trường là gì?
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, mỗi cá nhân trong xã hội đều phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh. Vậy môi trường là gì? Hiện nay có rất nhiều văn bản quốc tế đưa ra định nghĩa, khái niệm về môi trường, nhưng nổi bật nhất là một số định nghĩa sau.
Môi trường là tổng hòa giữa điều kiện bên ngoài, vật chất và sinh học
Theo chương trình phát triển UNEP của Liên Hợp Quốc khi xem xét các thảm họa thiên nhiên và các xung đột định nghĩa rằng: Môi trường là tổng hòa các yếu tố bên ngoài môi có ảnh hưởng đến cuộc sống và sự tồn tại của tổ chức sinh vật. Môi trường cũng có liên quan đến các điều kiện vật lý tác động đến nguồn tài nguyên thiên nhiên như: khí hậu, địa chất, hiểm họa và các dịch vụ hệ sinh thái chứa đựng chúng, bao gồm: carbon, các vòng dinh dưỡng và thuỷ học.
Từ điển Oxford về sinh thái năm 2005 định nghĩa về môi trường như sau: Môi trường là tổng hợp đầy đủ các điều kiện bên ngoài, vật chất và sinh học có tổ chức sinh vật sống. Môi trường bao gồm các đánh giá xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị, cũng như các đối tượng như đất, khí hậu và cung cấp thức ăn,…
Theo Tuyên bố Stockholm năm 1972 cho biết: Môi trường tự nhiên và nhân đạo là thiết yếu cho sự phồn vinh của con người và tận hưởng những đặc quyền cơ bản, quyền được sống.
Còn tại Việt Nam, theo khoản 1 Điều 3 Luật Môi trường 2020 định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người, sinh vật
=> Như vậy, dựa theo định nghĩa tại Luật Môi trường năm 2020, chúng ta có thể hiểu rằng môi trường bao quanh con người gồm toàn bộ các yếu tố về vật chất trong tự nhiên và nhân tạo. Theo đó, những yếu tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế, xã hội cũng như sự tự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Môi trường là gì có mấy loại môi trường sống?
Môi trường được phân loại dựa theo các tiêu chí dưới đây.
Dựa theo tác nhân
Nếu phân loại theo các tiêu chí này, môi trường được chia thành môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
- Môi trường tự nhiên: Do thiên nhiên tạo ra, tự hình thành trong tự nhiên như hồ, sông, biển, rừng,…
- Môi trường nhân tạo: Do con người tạo nên như công viên, hồ nước nhân tạo, biển nhân tạo…
Môi trường được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau
Dựa theo sự sống
Nếu phân theo tiêu chí này, môi trường sẽ phân thành các loại sau:
- Môi trường vật lý: Môi trường vật lý là môi trường không có sự sống, là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên bao gồm: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển,…
- Môi trường sinh học: Môi trường mà ở đó diễn ra sự sống, là thành phần hữu sinh của môi trường, gồm có các hệ sinh thái, các quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật và cả con người tồn tại và phát triển trên cơ sở, đặc điểm của thành phần môi trường vật lý. Các thành phần này không tồn tại ở trạng thái tĩnh, luôn trong trạng thái chuyển hóa, cân bằng động.
Dựa theo sinh học
Theo tiêu chí về đặc điểm sinh học, môi trường được phân loại thành:
- Hệ vô sinh (Physical Environment): Hệ vô sinh gồm có các thành phần chính như đất, nước, không khí cùng quá trình lý – hóa xảy ra trong đó.
- Hệ hữu sinh (Biodiversity): Hay còn gọi là đa dạng sinh học, gồm các giới sinh vật với sự đa dạng và phong phú về nguồn gen, chủng loại từ sinh vật bậc thấp đến bậc cao, được phân bố khắp nơi trên trái đất.
- Hệ loài người (Human System): Hệ này đề cập đến tất cả các hoạt động sản xuất nông – công nghiệp, vui chơi giải trí, kinh tế và xã hội của con người.
Môi trường tự nhiên đa dạng các hệ sinh thái
Dựa theo thành phần môi trường
Mỗi loại môi trường đều có đặc điểm cấu trúc và thành phần riêng biệt. Trong hàng loạt thành phần môi trường, một số thành phần có đủ điều kiện để được xem là môi trường hoàn chỉnh. Cho nên, những thành phần đó được gọi là tài nguyên môi trường.
Các tài nguyên môi trường chính bao gồm:
- Môi trường đất: Bao gồm vật chất vô cơ, hữu cơ cũng như quá trình phát triển của đất ở khu vực nào đó. Mặc dù là thành phần sinh thái chung nhưng đất cũng có đủ thành phần và tư cách là môi trường sống nên được gọi là thành phần môi trường đất.
- Môi trường nước: Từ môi trường vĩ mô như giọt nước cho đến phạm vi vĩ mô như sông, ao, hồ, đại dương,… Trong đó có đầy đủ các thành phần loài động vật thủy sinh, vật chất vô cơ, hữu cơ,…
Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại môi trường theo các tiêu chí khác như:
- Môi trường theo quyển: Ví dụ như thạch quyển, khí quyển, thủy quyển…
- Môi trường theo kích thước không gian: Ví dụ như môi trường vi mô, môi trường vĩ mô, môi trường trung gian…
- Môi trường theo lưu vực và theo mục đích nghiên cứu…
Mỗi loại môi trường đều có đặc điểm thành phần và cấu trúc riêng biệt
Chức năng của môi trường trong cuộc sống
Nếu chỉ biết định nghĩa, phân loại môi trường là gì chắc chắn bạn chưa thể hiểu hết những giá trị mà môi trường đem lại đối với sự sống và phát triển của loài người và các sinh vật khác. Vai trò chủ yếu của môi trường đối với cuộc sống hằng ngày của con người như:
- Môi trường xanh – sạch – đẹp là không gian sống lý tưởng của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường cũng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng, trung hòa, phân hủy các chất phế thải do con người thải ra trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất.
- Môi trường có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và sinh vật ra khỏi các tác động bên ngoài.
- Môi trường còn được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Vậy, ô nhiễm môi trường là gì?
Môi trường tự nhiên là nguồn tài nguyên quý giá, có vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày và hoạt động sản xuất của con người. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang có những diễn biến phức tạp, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hóa,…
Ô nhiễm môi trường gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng
Khi biết được ô nhiễm môi trường là gì nguyên nhân, chúng ta sẽ có cách ứng phó, khắc phục phù hợp. Theo đó, ô nhiễm môi trường là hiện tượng đáng báo động do môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn. Đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học cũng bị thay đổi gây hại đến sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác.
Theo nghiên cứu, Trái đất đang nóng hơn 40ºC so với kỷ băng hà cách đây 1.300 năm. Trong 100 trở lại đây, nhiệt độ sẽ tăng từ 0.6 – 0.7ºC và trong 100 năm tới nhiệt độ sẽ tăng khoảng 1.4 – 8.8ºC. Trái đất nóng lên, nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống, xảy ra hiện tượng băng tan nước biển cũng dâng theo, số cơn bão hàng năm cũng nhiều hơn, phá vỡ tầng ozon,…
Khi môi trường sống ô nhiễm, cuộc sống của con người cũng bị đe dọa bởi nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến phổi, tim mạch, gan, tư duy trẻ em chậm phát triển,… Bên cạnh đó, một số loài động vật còn mất đi môi trường sống, có nguy cơ bị tuyệt chủng nếu không thích ứng được với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, môi trường.
Sự cố môi trường là gì?
Theo khoản 10, Điều 3 trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, sự cố môi trường (Environmental incident) là sự những cố xảy ra gây ô nhiễm, suy thoái, biến đổi môi trường nghiêm trọng trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên.
Sự cố môi trường nước khiến sinh vật biển chết hàng loạt
Sự cố môi trường là gì ví dụ? Sự cố môi trường hiện nay được chia làm 2 loại cơ bản như sau:
-
Sự cố môi trường tự nhiên
Sự cố môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các hiện tượng xảy ra trong môi trường tự nhiên mà không chịu tác động bởi bất kỳ điều kiện nào từ con người. Ví dụ như: Thủy triều, bão, lũ lụt, mưa, gió, sóng thần, động đất, sạt lở…
-
Sự cố môi trường nhân tạo
Sự cố môi trường nhân tạo là tất cả các hiện tượng do sự tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ con người vào thiên nhiên. Ví dụ như: Đốt phá rừng, xả rác thải ô nhiễm vào nước biển, xả rác thải bừa bãi…
Sự cố môi trường không tự nhiên sinh ra mà do yếu tố môi trường tự nhiên hay tác động của con người. phần nguyên nhân là do. Một phần lý do chính là tồn tại quan điểm ưu tiên và coi trọng tăng trưởng triển kinh tế hơn, thu hút đầu tư bằng mọi giá, xem nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân sâu xa tiếp theo là do hệ thống chính sách pháp luật về Bảo vệ môi trường còn chồng chéo, bất cập. Các cơ quản quản lý, kiểm tra chưa phát huy được năng lực của mình. Hệ thống tuyên truyền, giáo dục về nhận thức và bảo vệ môi trường tự nhiên còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả.
Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường bao gồm những hoạt động giúp gìn giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, thân thiện. Đồng thời đảm bảo tính cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguồn nguyên thiên nhiên.
Mọi người cần chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh
- Chung tay bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng.
- Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên tự nhiên.
- Hạn chế, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, thu gom chất thải ra môi trường, thực hiện phương án tái sử dụng và tái chế chất thải.
- Ứng phó kịp thời các sự cố về môi trường, đặc biệt với biến đổi khí hậu.
- Tích cực gia tăng sử dụng năng lượng sạch như mặt trời, gió, các năng lượng tái tạo.
- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục hồi môi trường.
- Ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế các loại chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Tìm kiếm, khai thác nguồn gen bản địa vốn có; tiến hành lai tạo, nhập các nguồn gen có lợi cho kinh tế và môi trường.
- Hình thành các khu vực tự quản, thiết lập các đội, tổ nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư.
- Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh, lên án, tố cáo các hủ tục, hành vi phá hoại môi trường.
Một số khái niệm liên quan đến môi trường khác
Bên cạnh khái niệm môi trường là gì, chúng ta còn có một số khái niệm khác liên quan đến chủ đề môi trường. Trong phần này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
An ninh môi trường là gì?
An ninh, an toàn môi trường là gì? Đây là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để đảm bảo điều kiện sống & phát triển của con người, cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó. An ninh môi trường là thành tố đặc biệt quan trọng của an ninh quốc gia, phạm trù này thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống.
Bảo đảm an ninh môi trường là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của toàn xã hội
An ninh môi trường ngày càng được quan tâm hơn, như lời cảnh báo về môi trường bị tàn phá và vấn đề biến đổi khí hậu. Một hệ thống môi trường mất an ninh có thể đến từ nguyên nhân tự nhiên (thiên tai), do hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thải chất độc gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học,…),…
Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường là gì?
Hệ thống quản lý môi trường có tên tiếng anh là Environmental Management System (EMS). Đây là hệ thống, cơ sở dữ liệu kết hợp cùng quy trình đào tạo nhân sự; đồng thời giám sát, tổng hợp và báo cáo thông tin về hiệu suất hoạt động về môi trường cho những bên liên quan trong và ngoài của một công ty.
Hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Một EMS dựa vào các tiêu chuẩn mà Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) 14001 đưa ra. EMS phục vụ như một công cụ, quy trình cải thiện môi trường và các thông tin chủ yếu như: thiết kế, kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải, đào tạo, báo cáo cho tổng quản lý, và thiết lập các mục tiêu.
Thuế bảo vệ môi trường là gì?
Thuế bảo vệ môi trường chính là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm kiểm soát và điều tiết hoạt động ảnh hưởng đến môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xem là loại thuế gián thu, thu vào chính sản phẩm hay hàng hóa khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường tự nhiên.
Căn cứ theo quy định từ Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường năm 2010, người nộp thuế bảo vệ môi trường là chính là những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp được quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp ủy thác nhập khẩu các loại hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu sẽ là người phải nộp thuế môi trường.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua tài nguyên than khai thác nhỏ, lẻ nhưng không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường sẽ là người nộp thuế.
Quỹ môi trường là gì?
Quỹ môi trường là quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hay quỹ bảo vệ môi trường quốc gia. Đây là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, vốn điều lệ, con dấu, bảng cân đối kế toán riêng biệt. Quỹ môi trường được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Quỹ môi trường giúp hỗ trợ tài chính cho cách hoạt động bảo vệ môi trường
Chức năng của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam bao gồm cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho chương trình, dự án, hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trụ sở chính của quỹ bảo vệ môi trường đặt tại thành phố Hà Nội. Tên giao dịch của Quỹ bằng tiếng anh là Vietnam Environment Protection Fund, viết tắt là VEPF.
Định nghĩa kế hoạch quản lý môi trường là gì?
Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) được định nghĩa là hệ thống quản lý tác động môi trường để thỏa mãn các quy định, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Kế hoạch môi trường là hồ sơ mang tính pháp lý thay cho lời cam kết của chủ doanh nghiệp đối với Cơ quan Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường.
Các chủ doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá và dự báo trước về mức độ gây ô nhiễm của dự án ở giai đoạn xây dựng cho đến khi đi vào hoạt động. Đồng thời, đưa ra những biện pháp bảo vệ, cải thiện, phục hồi môi trường tự nhiên phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.
Định nghĩa công cụ quản lý môi trường là gì?
Công cụ quản lý môi trường là những biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ sẽ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý môi trường được phân loại theo chức năng và bản chất.
Công cụ quản lý môi trường bao gồm biện pháp, hành động bảo vệ môi trường
- Theo chức năng gồm có: công cụ điều chỉnh vĩ mô (luật pháp và chính sách), công cụ hành động (quy định hành chính, quy định xử phạt), công cụ hỗ trợ (kỹ thuật hỗ trợ GIS, mô hình hóa, đánh giá, kiểm toán, quan trắc môi trường).
- Theo bản chất bao gồm: Công cụ luật pháp chính sách (văn bản luật quốc tế, luật quốc gia, kế hoạch, chính sách môi trường,…); công cụ kinh tế (các loại thuế, phí đánh vào thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh); Công cụ kỹ thuật quản lý (đánh giá, monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải…).
Ngành quản lý môi trường là gì, học gì?
Ngành quản lý môi trường là ngành khoa học giúp cung cấp các kiến thức cơ bản về quản lý các loại tài nguyên và môi trường. Người học sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về khai thác, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên tự nhiên. Từ đó giúp phân tích và xử lý môi trường, quy hoạch, bảo vệ môi trường.
Quản lý tài nguyên & môi trường (Environmental Management) tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy nâng cao kiến thức về tầm ảnh hưởng của con người đến môi trường trên Trái đất. Nỗ lực tìm kiếm, thực thi các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển các giải pháp cho những cuộc khủng hoảng về tài nguyên, ô nhiễm dựa trên những quan điểm khoa học.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến chủ đề môi trường là gì mà kienthuctonghop.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến quý vị và các bạn những kiến thức bổ ích. Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự sống của chúng ta, vì vậy hãy chung tay bảo vệ để môi trường ngày càng xanh – sạch – đẹp nhé!
XEM THÊM: https://kenhthethao.top/
Bài viết Môi trường là gì? Một số khái niệm liên quan đến môi trường đã xuất hiện đầu tiên vào ngày KENHTHETHAO.TOP.
from KENHTHETHAO.TOP https://kenhthethao.top/moi-truong-la-gi-mot-so-khai-niem-lien-quan-den-moi-truong/
Nhận xét
Đăng nhận xét